Nhân khẩu Nhật_Bản

Bài chi tiết: Nhân khẩu Nhật Bản

Dân số

Nhật Bản hiện là nước đứng đầu về nơi có ít người nước ngoài sinh sống nhất trong G7[95]
Nhật Bản (2018)
sắc tộcsố người (triệu)
Nhật
124.00
Triều Tiên
0.80
Hoa
0.75
Philippines
0.25
Việt Nam
0.25
Khác
1.70

Đến tháng 7 năm 2010, dân số Nhật Bản hiện nay lên tới gần 127 triệu người, xếp hàng thứ 10 trên thế giới[96], phần lớn là đồng nhất về ngôn ngữ và văn hóa ngoại trừ thiểu số những công nhân nước ngoài, Zainichi Hàn Quốc, Zainichi Trung Quốc, người Philippines, người Nhật gốc Brasil. Tộc người chủ yếu là người Yamato cùng với các nhóm dân tộc thiểu số như người Ainu hay Ryūkyū.

Dân cư Nhật Bản phân bố không đồng đều trong cả nước. Dân cư tập trung đông nhất ở Vành đai Thái Bình Dương. Có một số lý do giải thích tại sao mật độ dân cư ở Nhật Bản lại quá chênh lệch như vậy. Chỉ có 15% đất đai phù hợp cho việc xây dựng, vì vậy các khu dân cư chỉ giới hạn trong những khu vực tương đối nhỏ hẹp. Đất nông nghiệp cũng thiếu, do đó việc canh tác tập trung ở một vài đồng bằng ven biển. Ngoài ra, khí hậu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố dân cư, vì miền Đông và miền Nam ấm áp và thích hợp cho việc định cư. Các miền này còn tiện lợi cho quan hệ thương mại với các nước khác trong vùng Thái Bình Dương và vì vậy cũng là các vùng công nghiệp nổi tiếng.

Nhật Bản là một trong những nước có tuổi thọ dân số cao nhất thế giới, trung bình là 81,25 tuổi cho năm 2006[97]. Tuy nhiên, dân số nước này đang lão hóa do hậu quả của sự bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 2004, 19,5% dân số Nhật trên 65 tuổi[98].

Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản
Thống kê hiện tại (2004)
Đơn vị: nghìn người

TuổiSố lượng
0 - 4t 5735
5 - 9 5938
10 - 14 6060
15 - 19 6761
20 - 24 7725
25 - 29 8755
30 - 34 9819
35 - 39 8662
40 - 44 7909
45 - 49 7854
50 - 54 9300
55 - 59 9640
60 - 64 8652
65 - 69 7343
70 - 74 6466
75 - 79 5098
trên 80 5969

Biểu đồ tuổi thọ dân số Nhật Bản
Thống kê hiện tại (2004)
Theo giới tính (Đơn vị: nghìn người)

NamTuổiNữ
2943 0 - 4t 2792
3040 5 - 9 2898
3105 10 - 14 2955
3466 15 - 19 3295
3955 20 - 24 3770
4461 25 - 29 4294
4960 30 - 34 4859
4359 35 - 39 4303
3976 40 - 44 3933
3936 45 - 49 3918
4633 50 - 54 4667
4762 55 - 59 4878
4193 60 - 64 4459
3484 65 - 69 3859
2951 70 - 74 3515
2168 75 - 79 2930
1902 trên 80 4067


Dữ liệu dân số Nhật Bản trong quá khứ, và dự đoán trong tương lai

Thay đổi dân số đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Do các vấn đề kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng không kết hôn hoặc sinh con khi trưởng thành, khiến tỉ suất sinh đẻ đang giảm mạnh. Dân số nước Nhật Bản dự tính sẽ giảm xuống còn 100 triệu người vào năm 2050 và 64 triệu người vào năm 2100[98]. Chính quyền và các nhà hoạch định dân số đang đau đầu để giải quyết vấn đề này.[31]

Nhập cư và gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế khổng lồ lớn thứ hai trên thế giới.[99][100]

Cổng chào Shinto tại Fushimi Inari-taisha, Kyoto

Khoảng 84% đến 96% dân số Nhật theo cả đạo Thần đạo và Phật giáo Đại thừa[101]. Phật giáo, Đạo giáoNho giáo từ Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến niềm tin và tín ngưỡng của người Nhật. Có 1 triệu người Nhật theo Đạo Cơ Đốc. Thêm vào đó, từ giữa thế kỷ XIX, rất nhiều đạo giáo đã xuất hiện ở Nhật Bản như ShinshūkyōTenrikyo; các tôn giáo này chiếm khoảng 3% dân số Nhật Bản.

99% dân số nói tiếng Nhật. Đây là loại ngôn ngữ kết dính được phân biệt bởi một hệ thống các từ ngữ lễ giáo phản ánh xã hội tôn ti và trọng đạo đức của Nhật Bản, với các dạng động từ và từ vựng biểu hiện tính cách của người nói và người nghe. Tiếng Nhật đã vay mượn một lượng lớn từ vựng trong tiếng Hán và cả tiếng Anh (từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai)[102]. Hệ thống chữ viết sử dụng chữ Hán và hai loại chữ kana (bảng âm tiết dựa trên chữ tiếng Hán, giống như ký tự Latinh) và chữ số Ả Rập. Tiếng Ryūkyūan, một phần của họ ngôn ngữ Nhật, được nói phần lớn ở Okinawa, chỉ có số ít người học ngôn ngữ này[103]. Tiếng Ainu chỉ được sử dụng bởi một số ít người già bản địa còn sống tại Hokkaidō[104]. Phần lớn các trường công và tư ở Nhật đều buộc học sinh phải học cả tiếng Nhật và tiếng Anh.[105]

Thành thị lớn nhất của Nhật Bản
Điều tra dân số 2010
HạngTênTỉnhDân sốHạngTênTỉnhDân số

Tokyo

Yokohama
1TokyoTokyo13.843.40311HiroshimaHiroshima1.199.252
Osaka

Nagoya
2YokohamaKanagawa3.740.17212SendaiMiyagi1.088.669
3OsakaOsaka2.725.00613ChibaChiba977.247
4NagoyaAichi2.320.36114KitakyushuFukuoka945.595
5SapporoHokkaido1.966.41615SakaiOsaka831.017
6FukuokaFukuoka1.579.45016NiigataNiigata800.582
7KobeHyōgo1.527.40717HamamatsuShizuoka794.025
8KawasakiKanagawa1.516.48318KumamotoKumamoto739.556
9KyotoKyoto1.468.98019SagamiharaKanagawa723.012
10SaitamaSaitama1.295.60720ShizuokaShizuoka695.416

Áp lực cuộc sống và nạn tự sát

Xét về mặt xã hội, có xu hướng cha mẹ già ở lại nông thôn, còn con cái sau khi tốt nghiệp trung học, liền bỏ ra thành thị làm công nhân. Sự kiện này chia rẽ nơi cư trú của cha mẹ và con cái, và làm tan rã hạt nhân gia đình truyền thống. Dân cư ở nông thôn của Nhật ngày càng trở thành già nua, đồng thời phải kiêm thêm nghề khác. Trong khi đó ở thành thị, do nếp sống công nghiệp hóa cao độ, kết cấu gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo, quan hệ giữa các thành viên gia đình trở nên nhạt nhòa. Dân cư thành thị Nhật bị ví là "động vật kinh tế" hoặc "zombie công việc", chỉ những con người hy sinh mọi niềm vui thú để chạy đua kiếm tiền đến mức gần như điên cuồng. Người lao động thành thị làm việc phần lớn thời gian trong ngày với cường độ cao nên tâm lý của họ trở nên chai sạn, không còn quan tâm đến việc quan hệ bạn bè, kết hôn và sinh con. Xã hội Nhật ngày càng có sự phân hóa sâu sắc về tuổi tác, văn hóa giữa thành thị và nông thôn.

Xã hội Nhật Bản hiện nay phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối do áp lực cuộc sống quá lớn. Có những người tự giam mình trong nhà và không giao tiếp với bất kỳ ai ngoài gia đình liên tục trong vòng sáu tháng được chính phủ Nhật gọi là hikikomori. Hikikomori thường là thanh niên, những người cảm thấy không chịu đựng nổi áp lực trong học tập hay công việc khi tham gia xã hội, họ cắt đứt liên hệ với xã hội để có được cảm giác yên ổn. Theo ước tính của các chuyên gia, số lượng hikikomori hiện tại có thể lên tới hơn một triệu người, trong đó có đến 20% hoàn toàn ngắt kết nối với cộng đồng từ 3 tới 5 năm. Hikikomori tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế bởi không chỉ làm giảm lực lượng lao động trẻ đang rất thiếu ở Nhật Bản, các thanh niên này cũng không thể tự nuôi sống bản thân[106].

Do các áp lực cuộc sống ngày càng lớn, tỷ lệ tự sát tại Nhật Bản thuộc mức rất cao trên thế giới. Theo số liệu của cảnh sát quốc gia, ba phần tư số vụ tự tử trong năm 2007 là nam giới, và 60% là thất nghiệp, trong khi tỷ lệ tự tử ở cấp cao tăng lên. Chính phủ cho biết chỉ có 81 vụ tự tử trong năm 2007 là do làm việc quá sức hoặc căng thẳng, gây ra hiện tượng tử vong do làm việc quá sức, thông thường là do tình trạng thừa lao động.[107] Tuy nhiên, cảnh sát quốc gia công nhận trong năm 2007 đã có 2.200 vụ tự sát xảy ra do vấn đề việc làm.[108] Trong năm 2009, 6.949 người tự tử vì trầm cảm (21%), 1.731 người do những khó khăn của cuộc sống hàng ngày (5%) và 1.071 người do mất việc làm (3%).

Năm 2012 đã có 29.442 người Nhật tự sát (tỷ lệ 18,5 vụ/100.000 dân), cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung quốc và chỉ kém mức 28,9 vụ của Hàn Quốc. Tỷ lệ này cao hơn 60% so với trung bình thế giới[109]

Trong năm 2008, một nghiên cứu chính phủ Nhật Bản cho thấy gần 1/5 người Nhật Bản từng nghiêm túc nghĩ về việc tự sát vào một số thời điểm trong cuộc sống của họ.[110] Trong năm 2010, một nghiên cứu mới cho thấy rằng nạn tự sát ở Nhật Bản làm nền kinh tế tổn thất khoảng 2,7 tỉ yên mỗi năm.[111]

Trong những năm gần đây, chính phủ Nhật Bản đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế nạn tự sát và làm giảm tỷ lệ tự sát trong nước. Năm 2009, chính phủ Nhật Bản đã cam kết 15,8 tỷ yên cho chiến lược ngăn ngừa nạn tự sát [112] Những biện pháp này đang đem lại hiệu quả rất tích cực: theo một thống kê năm 2017, số vụ tự tử tại Nhật Bản đã liên tục giảm trong 8 năm liên tiếp [113]

Tình trạng lão hóa dân số

Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, tình trạng lão hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây trở thành vấn đề nghiêm trọng với Nhật. Khi các thanh niên trẻ ở Nhật Bản phải bỏ ra thật nhiều thời gian cho công việc, cố gắng kiếm tiền để đáp ứng tiêu chuẩn xã hội, họ phải bỏ qua nhu cầu cơ bản nhất là lập gia đình, bao gồm cả việc sinh con để duy trì nòi giống. Và xã hội Nhật Bản đang phải trả giá cho điều đó, nền kinh tế Nhật Bản đang chìm trong vòng luẩn quẩn về tỷ lệ sinh thấp và mức tiêu dùng kém suốt từ năm 2000 cho tới nay. Dù dân số Nhật Bản đang giảm, nhưng "điên cuồng làm việc" vẫn là tiêu chuẩn của xã hội. Nếu tình trạng này không cải thiện, các chuyên gia cảnh báo một thời kỳ Nhật Bản suy thoái kinh tế trầm trọng và sự đổ vỡ của đời sống xã hội[114].

Dân số giảm liên tiếp kể từ năm 2007, trong khi số người cao tuổi lần đầu tiên chiếm 1/4 tổng dân số. Tới ngày 1-10-2013, dân số Nhật Bản đã giảm 0,17% (khoảng 217.000 người) xuống còn 127.298.000 người, trong đó tính cả người nước ngoài cư trú lâu dài tại Nhật Bản. Nhóm người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên) tăng thêm 1,1 triệu người lên 31,9 triệu người, chiếm 25,1% dân số Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2013, số ca sinh mới ở nước này giảm khoảng 6.000 ca so với 1 năm trước đó. Năm 2014, số lượng người già trên 65 tuổi đã cao gấp đôi so với số lượng trẻ em dưới 14 tuổi.

Năm 2017, tại Nhật chỉ có 941.000 trẻ em ra đời, mức thấp nhất kể từ năm 1899 (khi công tác thống kê bắt đầu được thực hiện), sụt giảm 36.000 trẻ em so với năm 2016 và là năm thứ hai liên tiếp số trẻ em ra đời dưới 1 triệu. Tỷ lệ tử vong trong năm 2017 lại tăng 3% lên mức 1,34 triệu, mức cao nhất thời kỳ sau 1945. Trong đó, đặc biệt đáng chú ý là tỷ lệ người tử vong vì già yếu là hơn 400.000 người (cao hơn 72.000 người so với năm 2016). Như vậy, dân số Nhật trong năm 2017 đã sụt giảm 374.000 người, đây cũng là năm thứ 9 liên tiếp dân số Nhật Bản bị sụt giảm. Tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 27,2%, mức cao nhất được ghi nhận từ trước tới nay, trong khi tỷ lệ trẻ dưới 14 tuổi giảm xuống mức thấp kỷ lục là 12,7%. Một kỷ lục buồn khác cũng được xác lập là số người Nhật kết hôn mới trong năm 2017 cũng thấp nhất kể từ sau năm 1945, với chỉ 607.000 cặp vợ chồng mới, giảm 14.000 cặp so với năm 2016.[115][116]

Đầu năm 2019, dân số của Nhật Bản là 124.776.364 người, giảm 433.239 người so với năm 2018. Đây là năm thứ 10 liên tiếp Nhật Bản chịu sự suy giảm dân số, đồng thời cũng là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1968[117]. Trong khi đó, số người Nhật có độ tuổi 15 đến 64 (người trong độ tuổi lao động) chỉ đạt 74,23 triệu tính đến ngày 1/1/2019, giảm 613.028 người so với cùng kỳ năm trước và chỉ chiếm 59,5% tổng dân số, mức thấp chưa từng thấy trong lịch sử[118].

Dân số Nhật Bản đã giảm hơn 1,1% trong giai đoạn 2000-2018 (tính riêng dân số ở độ tuổi lao động thì giảm đi 13%). Tính từ năm 2010, Nhật Bản đã giảm 1,3 triệu dân do quá trình lão hóa dân số. Năm 2016, số học sinh Nhật giảm đi 18% và số nhà trẻ giảm 2.300 so với năm 2009. Đến năm 2065, Liên Hiệp Quốc dự báo dân số Nhật Bản sẽ còn giảm thêm 28 triệu người, tương đương 22% dân số hiện nay. Tính đến năm 2040, hơn 1/3 số người Nhật sẽ trên 65 tuổi, mức cao nhất trên thế giới[119].

Trước thực trạng lão hóa dân số đáng báo động, Chính phủ Nhật Bản đưa ra cảnh báo, vào năm 2060 gần 40% dân số nước này là người cao tuổi. Tình trạng dân số lão hóa không chỉ kéo theo gánh nặng về trợ cấp an sinh xã hội khi số người nhận lương hưu ngày một tăng, mà còn là trở ngại lớn với đà phục hồi tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản khi mà lực lượng lao động trẻ ngày càng ít đi[120]. Do người già chi tiêu ít hơn người trẻ nên thị trường tiêu dùng cũng bị tác động xấu, doanh thu của các doanh nghiệp cũng bị sụt giảm, tình trạng phá sản sẽ tăng[119]

Ngôn ngữ

Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: chữ Hán hay Kanji và hai kiểu chữ đơn âm mềm Hiragana (Bình Giá Danh) và đơn âm cứng Katakana (Phiến Giá Danh). Kanji dùng để viết các từ Hán (mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa. Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ, đuôi động từ, tính từ,… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác. Bảng ký tự Latinh Rōmaji cũng được dùng trong tiếng Nhật hiện đại, đặc biệt là ở tên và biểu trưng của các công ty, quảng cáo, nhãn hiệu hàng hóa, khi nhập tiếng Nhật vào máy tính và được dạy ở cấp tiểu học nhưng chỉ có tính thí điểm. Số Ả Rập theo kiểu phương Tây được dùng để ghi số, nhưng cách viết số theo ngữ hệ Hán-Nhật cũng rất phổ biến.

Tôn giáo

Tôn giáo tại Nhật Bản (2018)
tôn giáosố tín đồ (triệu)
Truyền thống Shinto
64.95
Phật giáo
44.90
Các giáo phái Shinto
6.25
Công giáo Roma
2.30
Hồi giáo
0.30
Ấn độ giáo
0.15
Khác
6.15
Các vị kami trong Thần đạo của Nhật Bản.

Nhật Bản là nước có nhiều tôn giáo. Thần đạo, tôn giáo lâu đời nhất ở Nhật Bản, là sự phức hợp của những tín ngưỡng sơ khai ở Đông Á. Thần đạo có các vị thần được gọi là "kami" có thể ban phúc lành, chẳng hạn như một cuộc hôn nhân. Vào thế kỉ thứ VI, Phật giáo hệ phái Bắc Tông du nhập vào Nhật Bản qua Triều Tiên. Nghệ thuậtkiến trúc tinh tế của đạo Phật khiến cho tôn giáo này thu hút được sự quan tâm của triều đình lúc đó và Phật giáo trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp Nhật Bản và nhiều tông phái Phật giáo đã ra đời và phát triển, trong đó nổi tiếng nhất ở phương Tây là Thiền tông (Zen). Thiên chúa giáo do người Bồ Đào Nha du nhập vào Nhật Bản năm 1549 và được khá nhiều người Nhật tin theo. Ngày nay ở Nhật không có một tôn giáo nào nổi trội và trên thực tế, có nhiều người Nhật cùng lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau. Nhưng Phật giáo vẫn được xem là quốc giáo của Nhật Bản với khoảng 90 triệu tín đồ và ảnh hưởng của nó vô cùng to lớn, sâu sắc vào mọi mặt trong văn hóa, xã hội và lối sống của người Nhật.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhật_Bản http://www.centralchronicle.com/20070111/1101194.h... http://books.google.com/books?vid=ISBN023112984X&i... http://books.google.com/books?vid=ISBN0520225600&i... http://books.google.com/books?vid=ISBN477002018X&i... http://www.google.com/books?id=9jy28vBqscQC&pg=PA5... http://www.haaretz.com/news/who-life-expectancy-in... http://www.japan-guide.com/e/e2270.html http://www.moondaily.com/reports/Japan_Plans_Moon_... http://www.nytimes.com/2003/07/24/international/as... http://www.nytimes.com/2012/12/27/world/asia/shinz...